Trong trận tứ kết cúp quốc gia CH Séc, Slovan Liberec hành quân tới sân của Slovacko. Trong trận đấu này, thủ thành Filip Nguyễn phải ngồi sân ở ghế dự bị, nhường vị trí chính thức cho Milan Knobloch.
Thế nhưng, thủ thành Việt kiều vẫn ghi dấu ấn lớn ở trận đấu này. Sau 2 hiệp chính, trận đấu kết thúc với tỷ số hòa 0-0. Và trong thời gian đá hiệp phụ, không bên nào tạo ra được sự khác biệt.
Trong bối cảnh ấy, HLV trưởng của Slovan Liberec, Martin Svedik đã tung thủ thành Filip Nguyễn vào sân để bắt phạt đền. Trong loạt sút cân não, thủ thành Việt kiều đã tỏa sáng khi cản phá thành công 2 quả phạt đền của đối thủ, giúp cho Slovan Liberec giành chiến thắng với tỷ số 4-2.
Chiến thắng này đã giúp Slovan Liberec giành quyền lọt vào bán kết cúp quốc gia CH Séc. Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được đối thủ của CLB này.
Về phần Filip Nguyễn, thủ thành này vẫn thi đấu ổn định trong mùa giải năm nay. Anh đã bắt chính 21 trận đấu từ đầu giải cho Slovan Liberec.
Trong thời gian qua, anh đã không ít lần được bày tỏ mong muốn khoác áo đội tuyển Việt Nam. Filip Nguyễn vẫn đang hoàn tất việc nhập tịch, với hy vọng có thể cống hiến cho đội bóng quê cha sớm nhất.
Mới đây, trong chia sẻ với báo chí, Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết VFF vẫn có kế hoạch triệu tập Filip Nguyễn nếu như thủ môn có bố là người Việt hoàn tất thủ tục nhập tịch Việt Nam.
“Chúng tôi đã trao đổi với Filip Nguyễn. Việc nhập tịch trước hết phải phụ thuộc vào bản thân cầu thủ, còn chúng tôi vẫn luôn theo sát và hỗ trợ Filip Nguyễn nếu có bất cứ khúc mắc nào liên quan.
Quan trọng nhất vẫn là khát khao thi đấu và cống hiến của các cầu thủ gốc Việt cho ĐTQG. Chúng tôi luôn lắng nghe họ. VFF cũng hiểu sự xuất hiện của những cầu thủ như vậy sẽ giúp tăng tính cạnh tranh trong đội” - ông Lê Hoài Anh cho biết.
Trong khi đó, HLV Park Hang Seo cho biết ông muốn đội tuyển Việt Nam được tăng cường sức mạnh từ các cầu thủ nhập tịch.
Lexus ghi nhận RX là dòng xe có mức tăng trưởng kỷ lục trong gần 30 năm qua. Dự án xe RX được thai nghén từ năm 1994, bản concept ra mắt năm 1997. Tháng 1/1998, Lexus trình làng chiếc RX300 ở Triển lãm Ôtô Quốc tế Bắc Mỹ (NAIAS) tại Detroit.
Lexus RX 300 tại Việt Nam.
Ngay sau khi ra mắt, RX tạo cơn sốt trên đất Mỹ. Năm 1998, Lexus lần đầu tiên đạt mốc doanh số 156.260 xe bán ra, tăng trưởng 60% so với năm trước. Doanh số các năm tiếp theo liên tiếp lập kỷ lục, Tập đoàn Toyota mở thêm nhà máy sản xuất Lexus tại Canada năm 2003. Tại hãng xe sang Nhật Bản, RX được ví như "gà đẻ trứng vàng".
Hãng lý giải, ngay khi ra mắt, chiếc SUV của Lexus là cuộc đột phá khi kết hợp giữa vẻ ngoài của một chiếc sedan lịch lãm nhưng vẫn sở hữu khả năng di chuyển đa địa hình. "Khách hàng của Lexus RX khi đó đều hài lòng về động lực, an toàn và tiện nghi. Sự sang trọng và lịch lãm của RX giúp họ định hình được phong cách cho riêng mình", đại diện hãng nói.
Từ khi ra mắt đến nay, RX là dòng xe giành được nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới như: Giải thưởng Xe của năm, chiếc xe an toàn nhất, xe hơi tốt nhất dành cho gia đình... Tại Mỹ, Lexus RX thường xuyên chiếm vị trí xe SUV hạng sang bán chạy nhất trong năm. Tính đến 2019, hơn 3 triệu xe Lexus RX được bán ra.
Tại Việt Nam, hãng giới thiệu RX 350 năm 2014. Đến nay, mẫu SUV hạng sang này là đầu tàu về doanh số của thương hiệu. Hãng lý giải, công thức thành công của RX là sự kết hợp của thiết kế, công nghệ, động lực và trình độ thủ công bậc thầy giúp mang đến cho khách hàng cảm giác lái đầy hứng khởi.
Lưới tản nhiệt thiết kế mới trên Lexus RX 300.
Phiên bản 2020 của RX phù hợp với doanh nhân thành đạt, những người trẻ có phong cách sống hiện đại. Hãng bán ra 4 phiên bản RX tại Việt Nam gồm: RX 300, RX 350, RX 450h và RX 350L. Cả 4 phiên bản đều được trang bị công nghệ an toàn Lexus thế hệ thứ 2 (LSS+2).
Hệ thống an toàn LSS +2 trên RX trang bị các công nghệ hàng đầu gồm các giải pháp an toàn như: hệ thống an toàn tiền va chạm PCS; điều khiển hành trình chủ động DRCC; hỗ trợ theo dõi làn đường LTA. Đèn chiếu sáng tự động thích ứng, tích hợp công nghệ quét tốc độ cao BladeScan AHS. Công nghệ này giúp người lái có tầm quan sát tốt hơn so với đèn chiếu sáng truyền thống, chống lóa cho xe đi cùng và ngược chiều.
Nội thất Lexus RX phiên bản 2020.
Thiết kế RX 2020 là sự trẻ trung, cá tính và sang trọng, bên cạnh là những nâng cấp theo hướng thể thao hơn. Lưới tản nhiệt hình con suốt. Đèn chiếu sáng mảnh. Đèn hậu chữ L độc đáo. Đường gân dập nổi quanh thân xe. Mâm xe, chụp ống xả và tấm che gầm thiết kế mới. Phiên bản RX 350L cải tiến khoảng để chân thoải mái hơn. Hàng ghế thứ ba điều chỉnh hai hướng giúp tăng sự dễ chịu cho hành khách.
Nội thất xe lấy người lái làm trung tâm. Táp lô ốp gỗ Shimamoku. Ghế bọc da semi-aniline. Vô lăng thể thao ba chấu, tích hợp các phím bấm chức năng. Màn hình trung tâm 12,3 inch. Màn hình hiển thị thông tin trên kính lái HUD. Đường chỉ khâu kết hợp ánh sáng từ đèn trần tạo hiệu ứng không gian sang trọng vào buổi tối.
Lexus RX 2020 có tùy chọn 9 màu ngoại thất và 5 màu nội thất. RX 300 có giá bán 3,18 tỷ đồng. RX 350 giá 4,12 tỷ đồng. RX350L 7 chỗ ngồi giá 4,21 tỷ đồng và RX 450h công nghệ hybrid giá 4,64 tỷ đồng. Giá trên đã bao gồm VAT.
Đền thờ Fatima Masumeh được xây dựng tại Qom, thành phố linh thiêng thứ 2 ở Iran, sau Mashhad. Qom cũng là nơi bùng phát Covid-19 tại Iran. Đến 2/3, Iran có hơn 1.500 người nhiễm bệnh và 66 người chết.
Theo
BBC
, mỗi năm, hàng triệu người Hồi giáo Shia từ khắp nơi trên thế giới
hành hương đến ngôi đền này
. Trước lo ngại của các chuyên gia y tế về khả năng lây lan dịch bệnh, người trông coi đền, ông Ayatollah Mohammed Saeedi cho rằng nơi này nên được mở cửa. "Đây là nơi để chữa bệnh, về mặt tinh thần. Vì vậy, mọi người nên được khuyến khích tới đây", ông nói. Tuy nhiên, ông cam kết sẽ tuân thủ đảm bảo vệ sinh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Ảnh:
MehmetO/Shutterstock.
Chạm hoặc hôn vào các bề mặt trong ngôi đền là thói quen cầu nguyện phổ biến của những tín đồ. Đối với họ, đền Thánh là nơi liên kết với Chúa toàn năng, giúp họ tĩnh tâm, chữa bệnh, đặc biệt là về tinh thần.
Ngày 1/3,
Reuters
đưa tin, nhiều người Iran vẫn hôn cổng, cột trong các đền thờ, bất chấp Covid-19 đang bùng phát. Một số người bày tỏ rằng họ "không quá quan tâm đến những gì đang xảy ra" và "dịch bệnh không là gì ở đền Thánh".
Ảnh:
Medyafotografatolyesi/Shutterstock
.
Ngôi đền được phun khử trùng thường xuyên. Ảnh:
AFP
.
Đền Fatima Masumeh là nơi thờ thánh nữ Hazrat Masumeh, con gái của vị Imam Shia kế thừa chính thức thứ 7 của Muhammad, sứ giả của Thượng đế trong niềm tin của các tín đồ. Trong Hồi giáo Shia, phụ nữ được tôn sùng như những vị thánh nếu họ có huyết thống gần với một trong 12 Imam. Do đó, sau khi Hazrat Masoumeh qua đời năm 816, thánh nữ này chôn cất tại Qom, nơi đây đã trở thành đền thờ.
Ngôi đền đã được thay đổi qua nhiều thế kỷ, ban đầu nền chỉ có thảm dệt từ rơm. Trong thời kỳ Safavid và Qajar, ngôi đền được tôn tạo với mái vòm dát vàng và 2 ngọn tháp. Tới ngày nay, ngôi đền bao gồm một phòng chôn cất, ba sân, thư viện, bảo tàng và ba phòng cầu nguyện lớn. Năm 1931, đền được đăng ký trong danh sách Di sản quốc gia Iran. Ảnh:
AlexelA/Shutterstock.
Ngôi đền được trang trí với nhiều loại đá cẩm thạch với màu sắc khác nhau, chủ đạo là màu xanh. Các họa tiết trang trí và hình học ở đây đều thể hiện nét nữ tính. Ảnh:
Canyalcin/Shutterstock
.
Mỗi chi tiết nhỏ của trần nhà đều được trang trí tỉ mỉ với những họa tiết khác nhau. Ảnh:
AlexelA/Shutterstock
.
Bên trong các bức tường là bề mặt tráng gương hoặc bạc. Chỉ những người theo đạo Hồi mới được hành hương ở bên trong. Tuy nhiên, du khách có thể liên lạc với những người quản lý đền để được hướng dẫn tham quan. Lưu ý, phụ nữ phải mặc áo choàng chador trùm kín tóc khi vào đền. Ảnh:
Canyalcin/Shutterstock
.
Trụ sở Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong. Ảnh:
Hoàng Táo
Công an huyện Triệu Phong cho hay cùng bị khởi tố ngày 3/3 với ông Khoa về tội
Lạm quyền trong khi thi hành công vụ
còn có ông Trần Vọng, công chức địa chính UBND xã Triệu Đại; ông Nguyễn Ngọc Thoan, Trưởng thôn Đại Hào, xã Triệu Đại. Ba người được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Theo điều tra, giai đoạn 2013-2017, khi giữ chức Bí thư, Chủ tịch UBND xã Triệu Đại, ông Võ Ngọc Khoa đã chỉ đạo thu tiền từ việc giao hàng chục lô đất quanh chợ Thuận và gần trụ sở UBND xã Triệu Đại; thu tiền chờ làm thủ tục giao đất của nhiều hộ dân trên địa bàn; thu tiền cho thuê ki-ốt kinh doanh ở chợ Thuận. Tổng số tiền thu trái phép gần 4 tỷ đồng.
Số tiền này ông Khoa để ngoài sổ sách kế toán, chi xây dựng cổng và hàng rào trụ sở xã, nhà làm việc, phòng họp của UBND xã, xây nhà làm việc khối mặt trận và các công việc khác.
Ông Khoa cũng cho phép thôn Đại Hào giao đất và thu gần 1,5 tỷ đồng trái quy định. Số tiền này được thôn sử dụng xây dựng miếu ngài, xây đình làng, hệ thống chiếu sáng thôn, tường rào nhà văn hóa thôn...
Tháng 4/2019, Thanh tra huyện Triệu Phong phát hiện các sai phạm của ông Khoa và thuộc cấp nên chuyển hồ sơ vi phạm sang công an huyện để làm rõ.
F&N Dairy Investments vừa báo cáo, từ 3/2 đến 3/3 đã mua gần 6 triệu trên tổng số đăng ký hơn 17,4 triệu cổ phiếu VNM qua khớp lệnh và thỏa thuận. Sau giao dịch, sở hữu của F&N tại Vinamilk đạt hơn 307 triệu cổ phiếu, tương đương 17,65% vốn.
Ngay sau khi mua gần 6 triệu cổ phiếu, cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk cũng tiếp tục đăng ký mua thêm 17,4 triệu đơn vị, tương đương 1% vốn. Giao dịch dự kiến từ 6/3 đến 3/4.
Liên tục từ đầu năm 2018 đến nay, F&N Dairy Investments và một cổ đông ngoại khác là Platinum Victory đã bám đuổi nhau trên sàn chứng khoán khi nhiều lần đăng ký mua 1% cổ phần của Vinamilk. Tuy nhiên, cả hai cổ đông này đều ít lần mua được thành công. Lần gần nhất F&N Dairy mua thành công cổ phiếu Vinamilk là tháng 3/2018, còn lần giao dịch gần nhất của Platinum Victory là tháng 7/2018
Mỗi lần giao dịch bất thành, cả F&N và Platinum Victory lại tiếp tục đăng ký đúng bằng lượng cổ phần chưa mua được.
F&N Dairy Investments thuộc tập đoàn đồ uống F&N của Singapore, công ty được hậu thuẫn bởi tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, người giàu thứ 4 của Thái Lan và sở hữu khối tài sản hiện nay gần 14 tỷ USD.
Công ty này bắt đầu rót vốn vào Vinamilk từ năm 2005 và bắt đầu tăng tốc về sở hữu trong ba năm gần đây. Theo báo cáo giao dịch gần nhất, F&N Dairy Investment hiện là cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk và là cổ đông lớn thứ hai chỉ sau SCIC.
Ngày 4/3, Hàn Quốc báo cáo thêm 516 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 lên 5.328, trong đó 32 bệnh nhân đã tử vong. Khoảng 90% bệnh nhân sinh sống tại Daegu và các thị trấn lân cận. Hơn một nửa trong số đó vẫn chờ giường bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều có triệu chứng nhẹ.
"Chúng ta cần các biện pháp đặc biệt trong tình huống khẩn cấp", Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun phát biểu trong cuộc họp nội các chính phủ hôm qua, đề cập đến việc hỗ trợ y tế đến những điểm nóng như Daegu.
"Để đẩy lùi Covid-19 càng nhanh càng tốt và giảm tác động đến nền kinh tế, cần chủ động tập trung tất cả nguồn lực sẵn có", Thủ tướng Chung nói.
Người dân xếp hàng bên ngoài một cửa hàng tạp hóa ở Seoul để mua khẩu trang. Ảnh:
AFP.
Các bệnh viện tại Hàn Quốc chịu sức ép nặng nề nhất, phải vật lộn để tiếp nhận điều trị số ca nhiễm mới đang gia tăng chóng mặt. 16 trong số 100 y tá tại bệnh viện Pohang, tỉnh Bắc Gyeongsang, đã nghỉ việc vì phải làm việc quá sức mà không có thời gian chăm sóc gia đình.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Kim Gang-lip, tại Daegu có tới 2.300 người đang chờ đợi được nhập viện do tình trạng thiếu giường bệnh. Một bệnh viện quân đội chuyên điều trị các ca Covid-19 nặng sẽ được bổ sung thêm 200 giường vào ngày 5/3.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 2/3 cũng lên tiếng xin lỗi về việc thiếu hụt khẩu trang, cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Nỗ lực của chính phủ trở nên mạnh mẽ hơn sau khi một người đàn ông 74 tuổi tử vong tại nhà trong thời gian chờ đợi nhập viện. Bệnh nhân có tiền sử bệnh mạn tính, đã được ghép thận, bắt đầu có biểu hiện sốt vào ngày 22/2. Bệnh tình của ông trở nặng, có các triệu chứng hô hấp nghiêm trọng hôm 28/2. Ông qua đời trước khi được bệnh viện tiếp nhận, là ca tử vong thứ 13 của Hàn Quốc.
"Thật đáng tiếc vì thủ tục nhập viện không theo kịp với lượng bệnh nhân tăng lên nhanh chóng", Thứ trưởng Kim Gang-lip bày tỏ.
Mỗi ngày, Hàn Quốc có 10.000 người được xét nghiệm nCoV. Số ca nhiễm mới đã giảm nhẹ so với mức cao nhất là 909 trường hợp vào ngày 29/2. Các chuyên gia cảnh báo, nhân viên y tế sẽ mất một thời gian để xử lý kết quả chẩn đoán, dẫn đến việc các trường hợp dương tính sẽ tăng đột biến trong tương lai.
Một cuộc thi truyền hình thực tế thường có năng suất đều đặn 1 năm/ lần, chính vì vậy, mỗi năm khán giả lại được đón nhận hàng loạt các gương mặt tài năng cũng như những Quán quân triển vọng cho làng giải trí Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng vì một số lý do mà có chương trình phải tạm gián đoạn trong thời gian dài dẫn đến việc những Quán quân cũ phải chờ mòn mỏi để tìm ra người kế nhiệm thay mình. Người nhanh nhất thì cỡ 1 năm, có người phải chờ đến 3 năm...
Team Xanh lá của
-
(3 năm 3 tháng)
Là chương trình thực tế có format hấp dẫn bậc nhất được ra mắt khán giả Việt Nam vào năm 2012 và cứ thế đều đặn mỗi năm một lần, "
" lại tổ chức một mùa giải để tìm ra những Quán quân mới. Tuy nhiên, sau khi team Xanh lá của Đinh Tiến Đạt -
đăng quang vào ngày 9/6/2016 thì chương trình bất ngờ bị gián đoạn 1 thời gian và phải mãi đến 3 năm sau mới chính thức quay trở lại rồi tìm ra Quán quân mới là team Vàng của H'Hen Niê - Lệ Hằng. Như vậy, Đinh Tiến Đạt - Thúc Lĩnh Lincoln hiện đang giữ kỷ lục người chiến thắng tại vị lâu nhất của chương trình: 3 năm 3 tháng.
Kim Dung (2 năm rưỡi và còn tiếp tục kéo dài)
Chính thức ra mắt khán giả vào năm 2010 và mỗi năm đều đặn tổ chức một lần, "
" đã trở thành món ăn quen thuộc đối với những khán giả yêu thích chương trình truyền hình thực tế về nghề người mẫu. Sau sự trở lại đỉnh cao với mùa giải All Stars vào năm 2017, chương trình đã tìm ra Quán quân xứng đáng là người mẫu Kim Dung.
Tuy nhiên, "Vietnam's Next Top Model" tạm ngưng thực hiện vào năm 2018 và trở lại vào năm 2019 nhưng quá trình casting kéo dài "cả thập kỷ" đến giờ vẫn chưa kết thúc từ mùa giải mới đã khiến Kim Dung trở thành Quán quân giữ vững ngôi vương lâu nhất. Thời gian này sẽ còn tiếp tục được tăng lên vì "Vietnam's Next Top Model 2020" còn chưa tìm được top thí sinh vào nhà chung cơ mà!
Đỗ Nhật Hà (1 năm 2 tháng và còn tiếp tục kéo dài)
Khoảng cuối năm 2018, một sân chơi mới dành cho cộng đồng người chuyển giới chính thức được thực hiện với tên gọi "The Tiffany Vietnam - Chinh phục hoàn mỹ" để tìm ra những đại diện Việt Nam tham dự đấu trường sắc đẹp quốc tế "Miss International Queen". Đỗ Nhật Hà là gương mặt được xướng tên chiến thắng đầu tiên ở cuộc thi này và lọt top 6 của sân chơi quốc tế.
Tuy mùa giải thứ 2 của chương trình đã được thông báo khởi động vào đầu năm 2020 nhưng có lẽ, Đỗ Nhật Hà sẽ phải tiếp tục giữ vững ngôi vương thêm 1 thời gian nữa trước khi tìm ra người kế nhiệm mới.
Bên trên là những chương trình đã rục rịch khởi động trở lại với mùa giải mới nhưng còn một số cuộc thi chưa đánh tiếng về việc trở lại thì có lẽ, các Quán quân sẽ phải chờ thêm 1 thời gian nữa rồi!
Mạc Trung Kiên đăng quang "The Face Vietnam" vào ngày 30/12/2018 nhưng mùa giải mới vẫn chưa có dấu hiệu trở lại nên chắc chắn thời gian tại vị của anh chàng sẽ dài hơn Tú Hảo & Phí Phương Anh rồi!
Mùa giải đầu tiên của "Bước nhảy ngàn cân" tổ chức vào năm 2015 và được thực hiện đều đặn 3 năm liên tiếp cho đến khi tìm ra Quán quân mùa 3 Thanh Huyền vào tháng 11/2017 thì chương trình chính thức tạm ngưng cho đến tận bây giờ
Không chỉ là Quán quân người nước ngoài đầu tiên mà rất có thể, Janice Phương còn là Quán quân cuối cùng của "Vietnam Idol" khi cô đăng quang vào tháng 10/2016 mà cho đến tận bây giờ, mùa giải mới vẫn chưa được nhà sản xuất có ý định thực hiện tiếp
Bảo Thy đăng quang Quán quân "The Remix" vào tháng 4/2017 và cô vẫn chưa tìm được người kế nhiệm cho đến hiện tại
Từng ghi dấu ấn cho khán giả khi tìm ra những tài năng trẻ trong lĩnh vực sáng tác - biểu diễn, "Sing My Song" vẫn chưa có kế hoạch trở lại sau khi tìm ra Quán quân Lộn Xộn Band vào tháng 5/2018
Tài chính luôn là một vấn đề cần quan tâm trong cuộc sống của nhiều người. Thông qua một lá bài Tarot, bạn sẽ biết tài vận của mình lên xuống như thế nào trong tháng 3 này.
Honda đã quyết định
rút khỏi Philippines
với việc dừng hoạt động nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô nằm ở phía Nam Thủ đô Manila vào tháng 3/2020. Đây là tin buồn cho ngành công nghiệp ô tô Philippines, dù đã tung ra gói hỗ trợ lớn, nhưng vẫn không giữ chân được các nhà đầu tư.
Nhà máy của Honda tại Philippines đi vào hoạt động từ năm 1992, hiện sản xuất các mẫu xe BR-V và City để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nguyên nhân Honda dừng hoạt động sản xuất là do xe nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực ASEAN về rẻ hơn xe trong nước. Năm 2019, Honda đã chứng kiến doanh số sụt giảm mạnh tại Philippines, chỉ bán được 20.338 xe, giảm 12,7% so với 2018.
Philippines đã phát triển công nghiệp ô tô từ cách đây 40 năm. Song, cũng giống như Việt Nam, đến nay ngành công nghiệp này vẫn khá lẹt đẹt. Ô tô trong nước có sản lượng thấp, tỷ lệ nội địa hóa thấp. Trong khi đó, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước ASEAN vào Philippines, theo ATIGA/CEPT, đã giảm về 0% từ năm 2010. Vì thế, ngành công nghiệp ô tô Philippines cũng chịu cạnh tranh khốc liệt với ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia. Giá thành ô tô sản xuất trong nước tại Philippines cũng cao hơn xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Nhận thấy sức ép lớn lên nền kinh tế và an ninh quốc phòng, nước này quyết tâm thúc đẩy công nghiệp ô tô phát triển. Năm 2016, Chính phủ Philippines đã tung ra gói hỗ trợ với tổng ngân sách là 600 triệu USD, dành cho các dòng xe ưu tiên để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.
Theo đó, DN sản xuất, lắp ráp ô tô, đầu tư với quy mô lớn, có tổng sản lượng xe cộng dồn, tính đến thời điểm đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ, đạt 100.000 chiếc và cam kết cả vòng đời dự án đạt 200.000 chiếc, sẽ được nhận 1.000 USD/xe. Tiền sẽ để các DN đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất nhằm tăng sản lượng và sản xuất thân vỏ xe với tỷ lệ nội địa hóa đạt 50%. Thời hạn hưởng ưu đãi ít nhất là 6 năm.
Cách tính ưu đãi để hỗ trợ của Philippines cũng rất đơn giản, dựa trên khối lượng linh kiện sản xuất. Tức là lấy một chiếc xe mẫu cân lên, xem tổng trọng lượng bao nhiêu kg, rồi cân riêng các linh kiện DN sản xuất trong nước lắp trên xe. Nếu trọng lượng linh kiện sản xuất trong nước đạt từ 50% tổng trọng lượng xe trở lên, sẽ được hỗ trợ 1.000 USD/xe.
Tuy nhiên, do xe nhập từ Thái Lan và Indonesia hưởng thuế 0% tràn vào, có giá rẻ hơn và Philippines còn cho nhập khẩu cả ô tô đã qua sử dụng với thuế thấp, nên xe trong nước vẫn không cạnh tranh nổi, sản lượng thấp, các nhà sản xuất cứ rút lui dần.
Các nhà sản xuất tại Philippines cho biết, với tổng số 200.000 xe chia đều cho 6 năm, mỗi năm mỗi mẫu xe cần đạt 35.000 chiếc là được hưởng ưu đãi, nhưng họ vẫn gặp khó khăn. Đến nay, đã bước sang năm thứ 5 thực hiện chính sách này nhưng công nghiệp ô tô Philippines vẫn không khởi sắc. Sau khi Honda rời đi, chỉ còn Toyota và Mitsubishi trụ lại, nhưng sản lượng cũng không lớn và đang chật vật cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
“Vết xe đổ” Philippines
Theo trang
Kyodo News
, việc Honda đóng cửa nhà máy ở Philippines sẽ ảnh hưởng tới khoảng 2.000 người lao động. Ngoài 400 lao động thường xuyên tại nhà máy, nhiều lao động tại 6 công ty cung cấp phụ tùng cũng sẽ mất việc làm. Liên đoàn Lao động, Bộ Công nghiệp và Thương mại Philippines đã phải vào cuộc để tìm các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực.
So với Philippines, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng trong tình cảnh tương tự khi xe trong nước có tỷ lệ nội địa hóa thấp, sản lượng thấp và đang chịu sức ép lớn từ xe nhập khẩu hưởng thuế ưu đãi 0%.
Tuy nhiên, hiện các DN tại Việt Nam vẫn đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Mới đây nhất, Ford Việt Nam đã đầu tư 80 triệu USD để nâng công suất nhà máy từ 14.000 xe/năm lên 40.000 xe/năm. Toyota Việt Nam đang đầu tư nâng công suất từ 50.000 xe/năm lên 93.000/xe/năm. Mitsubishi Việt Nam cũng lên kế hoạch đầu tư nhà máy mới công suất 50.000 xe/năm tại Long An.
Với các DN trong nước, Công ty Trường Hải đã hoàn thành giai đoạn 1 nhà máy ô tô Mazda công suất 50.000 xe/năm vào tháng 3/2018 và vừa nâng công suất nhà máy Kia từ 20.000 xe lên 50.000 xe/năm. Đặc biệt là Vingroup đầu tư nhà máy ô tô VinFast tại Hải Phòng, với công suất 250.000 xe/năm giai đoạn 1 và TC Motor có kế hoạch đầu tư nhà máy 120.000 xe Hyundai/năm.
Tuy nhiên, đầu tư sản xuất ô tô đang gặp những khó khăn lớn. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đạt 3,1 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với 2018, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất trong nước. Ô tô nhập khẩu tăng trưởng mạnh, trong khi ô tô sản xuất trong nước tăng trưởng âm. Chi phí sản xuất cao nên xe nội địa khó cạnh tranh với xe nhập khẩu về giá.
Bộ Công Thương cho rằng, nếu không có các ưu đãi đủ sức hấp dẫn, giúp xe trong nước cạnh tranh được với xe nhập khẩu nguyên chiếc, Việt Nam sẽ tiếp tục bỏ lỡ cơ hội thu hút các dự án đầu tư lớn ngành ô tô và ảnh hưởng đến sự tồn tại của các DN sản xuất ô tô nội địa như Trường Hải, TC Motor, VinFast.
Vừa qua, Chính phủ đã quyết định gỡ bỏ rào cản hành chính với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Thủ tục thông quan rất thông thoáng, trong khi xe nhập từ ASEAN về lại được hưởng thuế ưu đãi 0%, dự báo sẽ tràn vào ngày càng nhiều. Đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô trong nước rất rủi ro. Liệu Việt Nam có đi theo “vết xe đổ” của Philippines, khi các DN sản xuất lắp ráp ô tô dần rút khỏi thị trường?